Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết và cách điều trị như thế nào?

 Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến rất phức tạp trên cả nước, đây là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến thường vào những mùa mưa hàng năm, bệnh sốt xuất huyết sẽ không nguy hiễm nếu phát hiện và điều trị đúng cách. Nhiều bệnh nhân cũng rất chủ quan với căn bệnh này sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm và tử vong. Vì vậy bệnh sốt xuất huyết có những triệu chứng gì? cách điều trị bệnh sốt xuất huyết như thế nào?  sẽ có trong bài viết dưới đây nhé.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi-rút lây truyền qua con muỗi vằn từ người qua người gây ra các triệu chứng như cúm nặng. Vi-rút này có 4 chủng huyết thanh khác nhau như ( DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 ). Bệnh sốt xuất huyết thường phổ biến ở các vùng có khí hậu nhiệt đới, bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra sốt cao. Nếu không có cách chữa trị hợp lý sẽ diễn biến nặng hơn và có khả năng tử vong rất cao. 

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết gây ra các  triệu chứng như cúm và kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Sốt xuất huyết thường xảy ra thời gian ủ bệnh từ 5 đến 10 ngày sau khi người bệnh bị muỗi mang mầm bệnh lây nhiễm. Bệnh thường có các triệu chứng như sốt cao 40 độ C và các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, đau cơ,mệt mỏi, nổi phát ban, đau hốc mắt. Nếu các biến chứng chuyển nặng như chảy máu chân răng, nôn liên tục, đau bụng dữ dội, khó thở  

>> Xem thêm: Bệnh cúm A các triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em 

Sốt xuất huyết ở trẻ em tương tự như các bệnh do virus thông thường, nhưng cách trình bày có thể cụ thể hơn một chút. Đầu tiên trẻ có thể bị nhức đầu, đau mình mẩy, sau đó là sốt và nghẹt mũi, phát ban, chảy máu cam và đi ngoài ra phân đen. Tùy theo  giai đoạn bệnh mà các triệu chứng  khác nhau.

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị chủ yếu điều trị các triệu chứng, bệnh nhân nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, tự theo dõi chặt chẽ tại nhà, đến bệnh viện làm các xét nghiệm theo lịch hẹn. Nếu cơ thể sốt cao > 38 độ C thì hãy nên sử dụng thuốc hạ sốt mỗi lần sử dụng cách nhau 4 giờ tránh lạm dụng quá dẫn đến các bệnh về gan. không nên sử dụng các chất như bia rượu hay chất gây nghiện có thể làm sốt huyết máu. Nên bổ sung cho cơ thể như nước, nước cam hoặc là viên C bổ sung vitamin cho cơ thể tránh bị mất nước. Cần sử dụng màn để che chắn khi ngủ tránh bị muỗi đốt có thể truyền nhiễm cho người khác. Nếu có các dấu hiệu bất thường hãy đến bệnh viện ngay.

>> Tham khảo: Dịch vụ Xét Nghiệm ADN chính xác tại Viện Genlab

Cánh điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn 

Hiện tại bệnh sốt xuất huyết chỉ dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân để điều trị, căn cứ vào tình hình của người bệnh như sốt mức độ nhẹ hay nặng để mà có thể điều trị tại nhà, trong khoảng thời gian 7 đến 10 ngày từ khi phát bệnh. Người bệnh cần chăm sóc cho bản thân, khi sốt cao có thể sử dụng thuốc để hạ sốt. Nếu người bệnh có những triệu chứng như chảy máu cam và chảy máu chân răng hoặc sốt co giật thì nên đưa đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được cấp cứu và có sự chăm sóc và tư vấn của bác sĩ kịp thời. 

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em 

Bố mẹ cần phải theo dõi trẻ thường xuyên, cần đưa trẻ đến các trung tâm để xét nghiệm máu, sau đó các bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe của trẻ, nếu bác sĩ thấy an toàn và đủ điều kiện sức khỏe có thể điều trị tại nhà và theo các đơn thuốc của bác sĩ đưa ra. Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trách tình trạng tùy tiện truyền nước cho trẻ sẽ tạo bệnh của trẻ thêm nặng hơn. Nếu trẻ có các triệu chứng như sốt cao liên tục và co giật thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được sự can thiệp của bác sĩ tránh tình trạng xấu cho trẻ. Nên bổ sung các thực phẩm mền, lỏng cho trẻ tránh các món có dầu chiên rán sẽ hay dẫn đến các biển hiện như đau bụng và nôn ói.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết 

Cần phải dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh nơi mình sống, nên ngủ trong màn cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi đốt, cần đậy kín các chum, các bể chứa nước không cho muỗi đẻ trứng, thu gom các các loại lốp xe và vỏ dừa nhũng chỗ có thể cho muỗi đẻ trứng. Diệt muỗi bằng các hóa chất như phun xịt muỗi, bôi kem chống muỗi, dùng hương muỗi. Đối với trẻ em thì người lớn không cho trẻ  chơi những nơi tối và ẩm thấp, cây cối, nên cho trẻ mặc đồ dài tay để tránh bị muỗi đốt. 

 

Bài viết trên đây của Viện Genlab đã cung cấp các thông tin của về sốt xuất huyết cho mọi người hiểu rõ hơn, mong rằng các thông tin của chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn và gia đình nhé. 

TOP