Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hàng nghìn trường hợp mắc quai bị, một bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Bệnh quai bị được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị. Và chúng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được nhận biết và điều trị sớm. Vậy chúng là gì? Các dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị ở trẻ em mà cha mẹ cần biết? Hãy tìm hiểu trong bài viết tiếp theo!
Các trẻ nhỏ thường mắc quai bị vào lúc thời tiết trở lạnh, thời gian vào khoảng mùa Thu Đông. Bệnh phát triển theo 4 giai đoạn cha mẹ có thể theo dõi và phát hiện kịp thời như sau:
Thời gian ủ bệnh từ 17-18 ngày và không có triệu chứng đặc trưng. Vì vậy đây cũng là giai đoạn dễ lây lan nhất vì chưa có triệu chứng cụ thể để phát hiện cách ly.
Sợ gió, ớn lạnh, sốt cao >38 độ C;
Chán ăn, đau họng, khô miệng;
Mệt mỏi, đau đầu, đau xương khớp, cơ thể suy nhược;
Tuyến mang tai đau nhức và sưng to;
Sau khi khởi phát 1-2 ngày, triệu chứng sẽ rõ ràng hơn đặc biệt là viêm sưng tuyến mang tai:
Trẻ bị sưng 2 tuyến mang tai, có thể sưng một bên trước và sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia.
Vùng sưng căng bóng nhưng không đau, sờ thấy nóng và đàn hồi.
Sốt cao kèm kén ăn, đau khi nhai nuốt
Bệnh ở trẻ sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 10 ngày nếu được bố mẹ chăm sóc đungs cách và kịp thời. Tuyến mang tai sẽ giảm sưng dần và giảm đau, các triệu chứng khác cũng dần hết.
Xem thêm: Bệnh quai bị có ảnh hưởng đến thai nhi không
Cho trẻ uống nhiều nước, không nên uống nước hoa quả vì nó kích thích tiết nước bọt và có thể gây đau quai bị cho trẻ.
Chườm lạnh vào vùng bị sưng có thể giúp giảm đau.
Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, không nên cho trẻ ăn một số loại hoa quả như cam, chanh, bưởi.
Cho phép bản thân trẻ nghỉ ngơi đầy đủ.
Cho trẻ tắm nước ấm, đảm bảo vệ sinh
Cho bé sử dụng các đồ cá nhân tránh lây lan bệnh
Súc miệng bằng nước ấm, dung dịch muối sinh lý.
Không bôi thuốc vào những chỗ sưng, đau và sử dụng thuốc không theo đơn một cách bừa bãi.
Tránh để trẻ vận động mạnh, chạy nhảy khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Không được tin theo các mẹo chữa dân gian tránh làm bệnh trở nặng
Theo dõi biểu hiện của trẻ thường xuyên, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng nặng cần đưa đến các cơ sở y tế.
Viêm tinh hoàn có thể được quan sát với bệnh quai bị, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Viêm tinh hoàn có thể xảy ra 1-2 tuần sau khi sưng mang tai hoặc đơn thuần mà không sưng mang tai. Bệnh nhân lại sốt cao, có khi ớn lạnh, nhức đầu, buồn nôn, nôn. Tinh hoàn sưng đau, to gấp 3-4 lần bình thường, vùng da bìu tấy đỏ, mào tinh hoàn có lúc sưng to.Thông thường một bên tinh hoàn bị sưng, nhưng trong một số trường hợp có thể sưng cả hai bên. Sau 4-5 ngày bệnh nhân hết sốt, nhưng khoảng 2 tuần sau hết sưng. teo tinh hoàn hoặc không. Khoảng 20% trường hợp mắc quai bị ở trẻ em trai tuổi dậy thì bị đe dọa teo tinh hoàn, 5% trường hợp teo tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Bệnh viêm não do quai bị diễn biến phức tạp với các biểu hiện như sốt cao, nhức đầu, nôn mửa, co giật, lú lẫn, cứng gáy. Tỷ lệ viêm não do quai bị là 1 đến 10% trẻ em, có thể xảy ra đơn lẻ hoặc từ 3 đến 10 ngày sau khi viêm tuyến nước bọt.
Nó thường xảy ra vào tuần thứ hai (ngày thứ 4 đến ngày thứ 10) khi tình trạng sưng tuyến mang tai đã thuyên giảm. Ở bệnh nhân quai bị, các triệu chứng của viêm tụy cấp là sốt tái phát, đau bụng trên, chướng bụng và mệt mỏi. Ăn, buồn nôn, tiêu chảy, …
Các bệnh lý khác có thể gặp do quai bị: viêm buồng trứng, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp bán cấp, viêm đa khớp, viêm phổi,...
Theo dõi thông tin và cách nhận biết một số căn bệnh di truyền thường gặp ở trẻ tại Tin tức
Chủ động tiêm vacxin quai bị cho trẻ từ sớm, thường sẽ được phối hợp cùng với vacxin bệnh sởi và rubella:
Mũi thứ nhất: Nên tiêm khi trẻ từ 1 đến 1 tuổi rưỡi;
Mũi 2: Nên tiêm khi trẻ từ 3-5 tuổi;
Thời gian trên chỉ là khuyến nghị, phụ huynh có thể đăng ký tiêm cho trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào nếu bỏ lỡ các cột mốc trên, tuy nhiên 2 mũi nên được tiêm cách nhau tối thiểu 1 tháng;
Giữ môi trường nhà ở thông thoáng, sạch sẽ, khử trùng đồ chơi cho trẻ thường xuyên;
Dạy trẻ giữ vệ sinh cá nhân;
Cho trẻ đeo khẩu trang khi đi đến nơi đông người;
Bai viết trên, Viện Genlab đã thông tin đến bậc cha mẹ những thông tin cần thiết về bệnh quai bị ở trẻ em. Tốt nhất, cha mẹ hãy tặng cho con em một “tấm khiên” phòng bệnh vững chắc bằng cách tiêm vacxin cho trẻ đúng lúc.