Bệnh lậu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Phòng ngừa bệnh lậu trong thai kỳ

Bệnh lậu là một căn bệnh tình dục khá nguy hiểm. Mẹ bị nhiễm bệnh lậu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh? Các mẹ bầu hãy tham khảo các biện pháp trong bài viết này để biết cách chữa và phòng tránh.

benh-lau-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong

Biểu hiện của mẹ bầu bị bệnh lậu

Bệnh lậu là một  bệnh lây truyền qua đường tình dục thường không bị phát hiện. Chị em chỉ đi khám khi các triệu chứng rõ ràng, khi đó bệnh lậu đã ở mức độ nghiêm trọng. Người mẹ mắc bệnh lậu khi mang thai để lại hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Một số triệu chứng lâm sàng khi phụ nữ có thai và không mang thai mắc bệnh lậu ở đường sinh dục và ở đường tiết niệu là giống nhau.

Biểu hiện của phụ nữ mang bầu mắc bệnh lậu bao gồm:

  • Tiết dịch nhiều hơn,  chất lỏng màu  trắng hoặc vàng nhạt;

  • Đi tiểu thường xuyên, đau buốt, chảy mủ  từ niệu đạo;

  • Đau bụng, đau lưng hoặc chảy máu kể cả ngoài kỳ kinh;

  • Dịch đặc có màu vàng hoặc vàng xanh từ cổ tử cung  với  lượng lớn, có mùi hôi;

  • Khi quan hệ tình dục, nữ giới nhiễm bệnh lậu thường bị đau, triệu chứng  nhận biết là đau bụng dưới;

  • Phụ nữ mắc bệnh lậu khi khám cổ tử cung sẽ thấy các dấu hiệu phù nề, đau, chảy máu và mủ. Niệu đạo tấy đỏ, có mủ hoặc dịch đục;

  • Nhiễm trùng trực tràng như tiết dịch, ngứa hậu môn, đau, chảy máu khi đi cầu;

Xem thêm: Bệnh Kawasaki là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh lậu ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không

Vi khuẩn lậu lây truyền chủ yếu bằng cách xâm nhập vào niêm mạc niệu sinh dục. Gây tổn thương tế bào, viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục như viêm niệu đạo cấp, viêm bàng quang, viêm vùng chậu, gây áp lực lên vòi trứng lâu ngày biến chứng thành tắc vòi trứng.

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu khi mang thai sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường sinh dục dưới, ví dụ như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo và viêm màng ối. Nhiễm trùng lậu thường liên quan đến nhiễm  Chlamydia trachomatis và Trichomonas vaginalis.

Vậy bệnh lậu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là có, tỷ lệ sinh non do lậu là 8% với các biểu hiện như viêm màng ối gây vỡ ối, trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, trong quá trình sinh nở trẻ có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu qua đường âm đạo, bé dễ bị viêm kết mạc mắt Vi khuẩn lậu xâm nhập vào mắt trẻ qua dịch tiết từ  đường sinh dục.

anh-huong-cua-benh-lau-den-thai-nhi

Viêm kết mạc do lậu thường xảy ra sau khi trẻ được sinh ra từ 2-3 ngày. Biểu hiện là hai mắt sưng to, tụ máu, viêm kết mạc, mi trên và dưới của cả hai mắt đều sưng tấy, có mủ vàng. Hậu quả của bệnh là  bé bị giảm thị lực, có thể dẫn đến mù lòa.

Phòng ngừa bệnh lậu trong thai kỳ

Tất cả phụ nữ mang thai đều cần được khám sàng lọc trong lần khám tiền sản đầu tiên và một lần nữa trong ba tháng cuối thai kỳ.

Phòng chống bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Sử dụng bao cao su cho nam là cách tốt nhất nhưng phải sử dụng đúng cách. Bao cao su nữ có thể được sử dụng, nhưng không được sử dụng cả hai.

Để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn lậu, sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới theo chỉ định của bác sĩ: ceftriaxone, cefixime.

Thăm khám định kỳ, tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ sản phụ khoa, điều trị kịp thời, dứt điểm những thai phụ nhiễm lậu.

Điều trị bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

phong-ngua-benh-lau-trong-thai-ky

Nếu phát hiện  bệnh lậu khi mang thai, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho thai phụ, loại thuốc được lựa chọn để điều trị nhiễm khuẩn lậu là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới như cefixime, ceftriaxone. dùng vì nhóm này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp sử dụng thuốc bôi noãn âm đạo như Colpostin hoặc Neo Tergynan trong trường hợp mẹ bị viêm cổ tử cung, viêm âm đạo khi thai từ 15 tuần tuổi trở lên.

Nữ giới nhiễm bệnh lậu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản. Viện Genlab hy vọng phần trao đổi trên đã giúp các mẹ có thêm những hiểu biết hữu ích để giải đáp thắc mắc bệnh lậu có ảnh hưởng đến thai nhi không và cách điều trị. Người mẹ cần đi khám sức khỏe định kỳ, và tuân theo lời khuyên điều trị của bác sĩ chuyên khoa nếu có bệnh lý để đảm bảo  an toàn cho thai kỳ.

Xem thêm nhiều bài viết hữu ích cho mẹ bầu và bé Tại đây

TOP