Bệnh cúm A là một loại cúm mùa, có biểu hiện giống các loại cúm thông thường nhưng nó có biến chứng nặng hơn các loại cúm thông thường nếu không có cánh chũa trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm. Vậy những triệu chứng và cánh điều trị bệnh cúm A như thế nào? Hãy cùng Viện Genlab tìm hiểu rõ hơn về bệnh cúm A qua bài viết này nhé.
Cúm A là một bệnh qua đường hô hấp do vi-rút cúm mùa lây nhiễm, vi-rút cúm A cũng có nhiều chủng khác nhau như các nhóm A, B, C đây cũng có thể được coi như bệnh về hô hấp có thể gây nên đại dịch. Vi-rút cúm A có thể lây từ động vật qua người , bệnh cúm A có thể có thể tự khỏi mà không có các triệu chứng nặng. Do vậy không nên chủ quan với căn bệnh này.
Các triệu chứng của bệnh cúm A tường rất bất thường như các triệu chứng như là: sốt , hắt xì , ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sổ mũi, các triệu chứng này có thể giống như cảm cúm bình thường nên rất nhiều người đã chủ quan, có khi bệnh cúm A cũng có thể tự khỏi với những triệu chứng nhẹ và không cần phải điều trị của các trung tâm ý tế. Nếu các triệu chứng có thể kéo dài từ 5 ngày và 1 tuần mà không có tốt lên thì bạn đi tới các bác sĩ để xét nghiệm và tư vấn tránh các biến chứng nghiệm trọng và nặng hơn. Các biến chứng nặng có thể gây như: tiêu chảy, sốt cao gây co giật, viêm phổi, các vấn đề về tim mạch, buồn nôn. Đối với các đối tượng như là người cao tuổi trẻ em hoặc là phụ nữ mang thai cần phải theo dõi kĩ hơn trong một số biến chứng của cúm A có thể dẫn đến tử vong.
Đối với trẻ em mà mắc bệnh cúm A là do nguyên nhân trẻ chưa biết cánh bảo vệ mình khi tiếp xúc với những người xung quanh, hoặc là do trẻ có hệ miễn dịch yếu đầu đời. Tại vi-rút cúm A có thể lây từ người sang người khác qua đường hô hấp, có thể lây qua đường không khí, khi người bệnh ho hắt hơi, và nói chuyện với nhau. Các triệu chứng ban đầu khi trẻ em mắc bệnh cúm A thường là sốt cao từ 39 - 40 độ C, trẻ chán ăn, mệt mỏi, khó thở, mặt xanh xao, buồn nôn, trẻ bị đau ngực, xuất hiện các biểu hiện co giật. Cúm A có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm phế phản, … Nếu không chửa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Nên ba mẹ trẻ cần phải lưu ý khi trẻ sốt liên tục 39 - 40 độ C liên tục cần phải đưa đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chữa trị kịp thời.
Cúm A ở người lớn lây lan tương đối nhanh và thường phức tạp hơn ở trẻ em. Nếu trẻ nhỏ mắc cúm A, rất có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thông thường, các triệu chứng của bệnh cúm A ở người lớn bao gồm sốt, nhức đầu, đau người, hắt hơi và sổ mũi. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp sốt cao hoặc không được cấp cứu kịp thời, cơ thể sẽ bị mất nước, hôn mê, rối loạn điện giải. Thậm chí, nếu trẻ bị sốt do cúm A, trẻ sẽ bị co giật. Sốt do cúm A thường kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng như hơi đau họng, thỉnh thoảng hắt hơi, ho kèm theo cảm giác nghẹt mũi trong vài ngày, ... Các trường hợp sốt do cúm A đã từng đã báo cáo. trong vài ngày chuyển sang giai đoạn nặng có thể gây đau tức ngực, khó chịu và ho khan.
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ có thể kê thuốc cho bạn để tránh các biến chứng nặng của bệnh cúm A, Tuy nhiên bệnh cúm A cũng có thể tự khỏi khi nghỉ ngơi đúng cánh, với lại uống nhiều nước vào bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của chúng ta.
>> Tham khảo thêm: Bệnh Basedow là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị
Để bệnh nhân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Uống nhiều nước, ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu, hạn chế uống nước lạnh. Tắm nước nóng, mặc quần áo nhẹ, thoáng khí để giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu sau 7 ngày mà các triệu chứng không được cải thiện, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Trong thời kỳ này, người ốm phải hạn chế ra ngoài nơi công cộng hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu cần thiết phải đeo khẩu trang y tế.
>> Xem thêm: Xét nghiệm ADN bằng gì chính xác nhất?
Để phòng ngừa bệnh cúm A có rất nhiều biện pháp phòng ngừa cho người lớn và trẻ em như: Rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với đám đông khi có dịch cúm A, che miệng khi ho hoặc hắc xì, nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và tiếp xúc mọi người xung quanh. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ thì hãy đến cơ sở ý tế để kiểm tra và xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh và phòng ngừa kịp thời và tránh lây lan cho những người xung quanh, tăng cường cho sức khỏe, chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh nơi ở bằng các dung dịch sát khuẩn. Phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng cúm đầy đủ trước và trong khi mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu được tiêm phòng cúm đầy đủ có thể duy trì khả năng miễn dịch cho em bé ngay sau khi sinh.
Bài viết trên đây của Viện Genlab đã cung câp các thông tin của về căn bệnh cúm A cho mọi người hiểu rõ hơn, mong rằng các thông tin của chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn và gia đình nhé.